Các huyệt đạo được bố trí rất nhiều trên cơ thể con người tùy từng bộ phận mà các huyệt đạo được bố trí khác nhau. Đối với các huyệt vùng bụng theo các bác sĩ chuyên ngành cho rằng có tới 6 huyệt vùng bụng. Mỗi huyệt sẽ có những đặc tính và vị trí riêng. Để tìm hiểu rõ về những huyệt này các bạn hãy tham khảo bài chia sẻ của Bảo Vệ Việt Hoàng sau đây.
Huyệt Thiên Xu

Huyệt Thiên Xu là một trong các huyệt vùng bụng. Chúng là huyệt thứ 25 của kinh vị và là huyệt mộ của Đại Trường. Đây là một trong các huyệt quan trọng vì chúng nhận được những nhánh của Mạch Xung. Đối với mạch Thiên Xu thì chuyên để điều trị bệnh nhiệt ở Tỳ và Đại Trường.
Cụ thể như: Chỉ cần châm cứu ở vị trí huyệt này thì sẽ giúp điều trị trường vị viêm cấp mạn tính. Một số bệnh khác như ký sinh trùng đường ruột, tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ, viêm ruột thừa, cơ bụng liệt…
Vị trí của huyệt Thiên Xu từ rốn đo ngang ra khoảng 2 thốn là đúng huyệt.
Huyệt Khí Hải là một trong các huyệt vùng bụng
Huyệt tiếp theo đó chính là huyệt Khí Hải đây chính là huyệt thứ 6 của mạch Nhâm. chúng có tác dụng bồi Thân, ích nguyên, điều khí, lý kinh đời, khử thấp trọc cùng ôn hạ tiêu. Châm cứu vào huyệt Khí Hải sẽ giúp trị được đau bụng và đau quanh rốn, bệnh về đường tiểu như tiểu dầm, tiểu nhiều. Ngoài ra, chúng còn trị được các bệnh về đường sinh dục, kinh nghiệm, ngũ tạng hư, chân tay lạnh, thần kinh suy nhược và hư thoát.
Vị trí của huyệt là từ lỗ rốn thẳng xuống khoảng 1,5 thốn.
Huyệt Chương Môn là một trong các huyệt vùng bụng

Huyệt Chương Môn chính là huyệt thứ 13 của kinh Can và là huyệt hội của Tạng và là huyệt mộ của kinh Tỳ. Huyệt này để chẩn đoán bệnh ở Thái Âm. Với huyệt này có thể châm cứu thẳng hoặc xiên sẽ giúp trị vùng hông sườn đau, tiêu chảy, lá lách viêm, gan viêm, tiêu hóa kém…. Huyệt này sẽ tích trệ ở trung tiêu và trợ vận hóa và tán hàn khí ở phần ngữ tạng.
Vị trí của huyệt Chương Môn chính là ở phần đầu xương sườn tự do thứ 11.
Huyệt Kỳ Môn
Huyệt Kỳ Môn được xem là huyệt thứ 14 của kinh Can và là huyệt Mộ của kinh Can. Huyệt hội với Âm Duy Mạch và túc Quyết Âm cùng túc Thái Âm. Huyệt Kỳ Môn nhận một mạch của kinh Tỳ. Huyệt có tác dụng trị màng ngực viêm, ngực đau, gan viêm hay thần kinh liên sườn đau.

Châm cứu huyệt Kỳ Môn sẽ giúp thanh huyết nhiệt, hóa đờm, bình can và lợi khí, tiêu ứ. Vị trí của huyệt nằm trên đường thẳng ngang qua đầu ngực trong khoảng giữa sườn thứ 6 và thứ 7.
Huyệt Kinh Môn
Trong các huyệt vùng bụng thì huyệt Kinh Môn cũng là một trong những huyệt quan trọng rất đáng để lựa chọn. Huyệt Kinh Môn là huyệt thứ 25 của kinh Đởm và là huyệt Mộ của kinh Thận. Huyệt với tác dụng ôn thận hàn, dẫn thủy thấp và giáng vị khí.
Khi châm cứu huyệt Kinh Môn sẽ giúp trị thần kinh khu vực liên sườn đau, đầy bụng, vụng bụng đau và thận viêm. Vị trí của huyệt là ở ngang vùng bụng và huyệt ở bờ dưới đầu xương sườn tự do thứ 12.
Huyệt Nhật Nguyệt
Huyệt Nhật Nguyệt chính là huyệt thứ 24 của kinh Đởm và là huyệt Mộ của kinh Túc Thiếu Dương Đởm. Huyệt Nhật Nguyệt hội với Dương Duy Mạch và kinh Chính Túc Thái Âm. Chủ trị của huyệt là trị dạ dày viêm, túi mật viêm, gan viêm và nấc cụt. Huyệt có tác dụng hòa trung tiêu, hóa thấp nhiệt và sơ đởm khí.

Vị trí của huyệt Nhật Nguyệt nằm tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực và khoảng gian sườn số 7.
Ngoài những huyệt vùng bụng thì còn có các huyệt vùng ngực trên bụng. Các huyệt vùng bụng và vùng ngực sẽ kết hợp với nhau để có thể điều trị những bệnh đặc hữu một cách hiệu quả nhất. Song, khi nhấn huyệt bạn cần phải hết sức lưu ý chọn đúng huyệt để tránh gây ra tình trạng đau nhức khó chịu.
Trên đây là các huyệt vùng bụng mà mỗi người đều có. Dựa vào mỗi huyệt mà chúng có những tác dụng khác nhau. Vì vậy, tùy từng huyệt của bạn mà lựa chọn các huyệt cần phải bấm. Tuy nhiên, để bấm huyệt vùng bụng thì không phải ai cũng có kinh nghiệm. Vì vậy, mọi người khi có nhu cầu hãy tìm đến cơ sở hoặc cá nhân có kỹ thuật bấm huyệt hiệu quả và chính xác nhất.
Xem thêm: