Thế nào là phòng vệ chính đáng? Những điều cần biết

Tổng hợp tội danh vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Thế nào là phòng vệ chính đáng? Bản chất của phòng vệ chính đáng như thế nào? Điều kiện phòng vệ chính đáng ra sao? Tất cả những thắc mắc này của quý khách hàng sẽ được Bảo Vệ Việt Hoàng giải đáp cụ thể ngay dưới bài viết sau.

Thế nào là phòng vệ chính đáng? 

Theo Điều 22 của Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định cụ thể như sau:

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người bảo vệ lợi ích hoặc quyền lợi chính đáng của bản thân, người khác hoặc Nhà nước, cơ quan, tổ chức mà chống trả lại cần thiết người có hành vi xâm phạm lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng nhưng không phải là tội phạm. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hiểu một cách đơn giản chính là chống trả rõ ràng vượt quá mức cần thiết. Không phù hợp với mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội về hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tại quy định của Bộ luật này.

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người bảo vệ lợi ích hoặc quyền lợi chính đáng của bản thân, người khác hoặc Nhà nước
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người bảo vệ lợi ích hoặc quyền lợi chính đáng của bản thân, người khác hoặc Nhà nước

Bản chất phòng vệ chính đáng là gì?

Mục đích của hành vi phòng vệ chính đáng dó chính là bảo vệ lợi ích hợp pháp. Đồng thời, hỗ trợ ngăn chặn các hành vi tấn công bằng việc gây thiệt hại người có hành vi tấn công. Mục đích của phòng vệ chính đáng là bảo vệ lợi ích hợp pháp. Do đó, dù người có hành vi phòng vệ gây ra thiệt hại khách quan về hình sự nhưng sẽ được pháp luật loại trừ về trách nhiệm hình sự.

Điều kiện phòng vệ chính đáng như thế nào?

Sau khi tìm hiểu xong thế nào là phòng vệ chính đáng? Các bạn hãy cùng với Bảo Vệ Việt Hoàng điểm qua điều kiện về hành vi phòng vệ chính đáng. Cụ thể:

Hành vi tấn công, xâm hại lợi ích hợp pháp và là cơ sở để phát sinh quyền. Phòng vệ chính đáng chính là quyền của cơ quan Nhà nước, tổ chức, công dân được pháp luật quy định gồm: Sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự,…

  • Hành vi tấn công cần có thật, diễn ra chứ không phải do chủ thể suy đoán, tưởng tượng.
  • Phòng vệ chính đáng sẽ gây ra thiệt hại người có hành vi tấn công. Bởi chỉ làm như vậy, nguồn gốc làm phát sinh hành vi tấn công, xâm phạm lợi ích hợp pháp sẽ bị trừ tận gốc. Hành vi người phòng vệ chỉ được chống trả gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho đối tượng có hành vi tấn công.
  • Hành vi phòng vệ và tấn công cần có sự tương xứng nhau. Điều này không đồng nghĩa với sự ngang bằng nghĩa cơ học. Người tấn công dùng công cụ gì thì người phòng vệ được dùng công cụ đó.

Tổng hợp tội danh vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Thực tế, nếu người phòng vệ vượt quá giới hạn chính đáng, gây ra nhiều hậu quả trầm trọng có thể bị vi phạm vào một số tội danh sau:

Tội giết người

  • Theo pháp luật, người nào giết người ở trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Hoặc người nào rơi vào trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Sẽ bị cơ quan chwusc năng phạt cải tạo không giam giữ lên đến 2 năm. Hoặc một số trường hợp sẽ bị phạt từ từ 3 tháng lên đến 2 năm. 
  • Nếu phạm tối đối với 2 người trở lên sẽ bị cơ quan chức năng phạt từ từ 2 năm lên đến 5 năm.

Tội cố ý gây thương tích

  • Đối với người cố ý gây thương tích hoặc cố tình gây tổn hại đến sức khỏe của người khác. Tỷ lệ tổn thương của cơ thể cao, dao động từ 31 đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Hoặc một vài trường hợp do vượt quá mức cần thiết khi thực hiện bắt giữ người phạm tội. Cơ quan pháp luật sẽ tiến hành phạt tiền từ 5 đến 20 triệu đồng. Hoặc có thể bị phạt cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm.
  • Bên cạnh đó, tùy theo tình tiết tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt từ từ 1 đến 3 năm. 
Tổng hợp tội danh vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Tổng hợp tội danh vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Các yếu tố xem xét về một hành vi phòng vệ chính đáng

Dưới đây là một số yếu tố cơ bản để cơ quan chức năng dựa vào đánh giá một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không?

  • Về phía nạn nhân: Người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân người phòng vệ, người khác hoặc của cơ quan Nhà nước. Hành vi này có tính chất nguy hiểm và mức độ phục thuộc vào tính chất quan trọng về hành i quan hệ xã hội bị xâm phạm. Tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi tấn công của nạn nhân.
  • Về người phòng vệ: Nếu thiệt hành do chính người có hành vi xâm phạm gây ra về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, tài sản, danh sự, lợi ích xã hội….Thiệt hại do người khác có hành vi phòng vệ gây ra có thể là thiệt hại về sức khỏe, tính mạng người có hành vi xâm phạm. 
  • Về hành vi chống trả cần thiết: Cần thiết ở đây chính là sự thể hiên sự không thể không chống trả, bỏ qua trước hành vi xâm phạm đến lợi ích xã hội. Khi xác định hành vi chống trả là cần thiết, thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù lớn hơn người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được tính là hành vi phòng vệ chính đáng. 

Kết luận:

Hy vọng những chia sẻ trên của Bảo Vệ Việt Hoàng sẽ giúp các bạn hiểu rõ thế nào là phòng vệ chính đáng?

Xem thêm:

Leave a Reply

Your email address will not be published.