Tất tần tật những điều cần biết khi sử dụng súng bắn đạn cao su

Chỉ người đáp ứng điều kiện mà pháp luật quy định mới được phép sử dụng súng bắn đạn cao su

Súng bắn đạn cao su là công cụ hỗ trợ nghiệp vụ được ứng dụng để thi hành công vụ. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn và hạn chế người có hành vi vi phạm pháp luật. Bảo vệ người thực thi công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ. Vậy, đối tượng sử dụng súng đạn bằng cao su là ai? Nguyên tắc sử dụng như thế nào? Tất cả sẽ được Bảo Vệ Việt Hoàng giải đáp cụ thể ngay dưới bài viết sau. 

Súng bắn đạn cao su là gì?

Căn cứ vào Khoản 11 Điều 13 thuộc Bộ luật Quản lý về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và vật liệu nổ như sau:

Công cụ hỗ trợ nghiệp vụ chính là phương tiện, động vật được ứng dụng để thi hành công vụ. Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và ngăn chặn, hạn chế người có hành vi vi phạm pháp luật, trốn chạy, chống trả, bảo vệ người thi hành công vực, người đã thực hiện nghiệm vụ bảo vệ gồm:

  • Súng hơi ngạt, súng bắn điện, chất độc, từ trường, laze, chất gây mê, lưới, súng bắn đạn nhựa, súng phóng dây mồi, hơi cay, hiệu lệnh, pháo hiệu, đạn sử dụng và đánh dấu cho các loại súng.
  • Phương tiện xịt hơi ngạt, hơi cay, chất gây mê, chất độc, chất gây ngứa.
  • Lựu đạn cay, lựu đạn khói, quả nổ.
  • Dùi cui cao su, dùi cui điện, khóa số tám, dùi cui kim loại, dây đinh gai, lá chắn, găng tay bắt dao,…
  • Động vật nghiệp vụ được huấn luyện, sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia.
  • Công cụ hỗ trợ có tác dụng là phương tiện được chế tạo, sản xuất không dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật. Có công năng tương tự với công cụ hỗ trợ quy định điểm a, b, c và d.
Mẫu súng bắn đạn bằng cao su
Mẫu súng bắn đạn bằng cao su

Đối tượng được phép sử dụng súng bắn đạn cao su

Căn cứ vào Điều 55, Bộ luật Quản lý về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ 2016. Cùng điều 3 Thông tư số 17/2018/TT-BCA về súng bắn đạn cao su và công cụ hỗ trợ được trang bị cho một số đối tượng cụ thể sau:

  • Người làm việc trong lực lượng cảnh sát biến, quân đội và dân quân tự vệ.
  • Người làm việc tại bộ Công an, trại tạm giam, trại giam, đơn vị nghiệp vụ bộ Công an, học viện, công an các cấp, trường công an, trung tâm huấn luyện, bồi dưỡng.
  • Người làm việc trong lĩnh vực: Hải quan, kiểm ngư, bảo vệ trừng. quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành thủy sản,…
  • Người thực hiện nhiệm vụ thanh tra an ninh hàng không, giao thông vận tải.
  • Người làm việc trong lực lượng bảo vệ tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ dân phố.
  • Nơi đào tạo và huấn luyện thể thao, cơ sở cai nghiện được cấp giấy phép hoạt động hợp pháp.

Nguyên tắc dùng súng bắn đạn cao su như thế nào?

  • Súng bắn đạn bằng cao su phải được trang bị đúng với thẩm quyền , đúng đối tượng, đồng thời đáp ứng kỹ thuật theo quy định.
  • Chỉ người đáp ứng điều kiện mà pháp luật quy định mới được phép sử dụng súng bắn đạn cao su. Bên cạnh đó, khi dùng phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định, hạn chế và mục đích về thiệt hại cho tài sản, môi trường và con người.
  • Ngăn chặn và giải tán các hành vi gây rối, chống phá tại trại tạm giam, trại giam , trại giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện,…
  • Dùng súng với mục đích gây rối trật tự công cộng.
  • Dùng súng bắn đạn cao su trái quy định pháp luật.
  • Nếu phát hiện người có hành vi đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người khác hoặc người làm nhiệm vụ.
Chỉ người đáp ứng điều kiện mà pháp luật quy định mới được phép sử dụng súng bắn đạn cao su
Chỉ người đáp ứng điều kiện mà pháp luật quy định mới được phép sử dụng súng bắn đạn cao su

Dùng súng bắn đạn cao su có vi phạm pháp luật hay không?

Căn cứ vào Khoản 1 và 2 Điều 306 thuộc Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép vũ khí hoặc công cụ hỗ trợ như sau:

Người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng, mua bán trái phép, chiếm đoán vũ khí được quy định tại điều ở trên. Hoặc người đã từng bị kết án về tội danh này, chưa được xóa án tích sẽ bị phạt từ từ 3 tháng đến 2 năm.

Người phạm tội thuộc 1 trong số các trường hợp sau sẽ bị phạt từ từ 1 đến 5 năm. Cụ thể:

  • Phạm tội có tổ chức.
  • Vật phạm pháp với số lượng lớn.
  • Người vận chuyển và mua bán qua biên giới.

Như vậy, dựa vào quy định trên, có thể khẳng định việc dùng súng bắn đạn cao su là hành vi sử dụng công cụ hỗ trợ. Nếu gây thương tích cho người khác, người sử dụng súng đạn bằng cao su sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể sau:

Người cố ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe người khác với tỷ lệ tổn thương từ 11 đến 30%. Hoặc dưới 11% sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm. Một vài trường hợp sẽ được phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Cụ thể:

  • Sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm, vật liệu nổ, thủ đoạn gây nguy hiểm cho nhiều người.
  • Sử dụng hóa chất nguy hiểm hoặc axit nguy hiểm.
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người ốm đau, già yếu không có khả năng tự vệ.
  • Người nuôi dưỡng, sinh thành, giáo dục và chữa bệnh cho mình.

Kết luận:

Hy vọng những chia sẻ trên của Bảo Vệ Việt Hoàng sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về đối tượng, nguyên tắc và phạm vi sử dụng súng bắn đạn cao su.

Leave a Reply

Your email address will not be published.