Chấm công vân tay là một trong những hình thức quen thuộc và được áp dụng ở rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại đưa ra những quy định chấm công bằng vân tay riêng để đảm bảo quyền lợi cho người làm. Đồng thời, giúp quản lý giờ giấc ra về của nhân viên được chính xác hơn. Vậy, những quy định về chấm công bằng vân tay như thế nào? Bảo Vệ Việt Hoàng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất.
Những quy định chấm công vân tay phổ biến nhất hiện nay

Để có thể chấm công bằng vân tay thì sẽ có các máy chấm công. Máy chấm công sẽ thu nhận thông tin vân tay của từng nhân viên để xác định được thời gian nhân viên chấm công. Với máy chấm công này giúp các công ty quản lý nhân viên một các rất hiệu quả. Về quy định chấm công sẽ có quy định về thời gian chấm công và hình thức chấm công.
Quy định thời gian chấm công bằng vân tay
Thời gian nhân viên chấm công đi làm hay ra về đều được máy chấm công ghi lại. Những dữ liệu này được gửi trực tiếp về máy chủ để biết được nhân viên đó có đi làm hay ra về đúng giờ không. Về cơ bản, từng doanh nghiệp đều có những quy định về thời gian làm việc cho nhân viên.
Đối với nhân viên toàn thời gian
Đối với nhân viên toàn thời gian hay còn gọi là nhân viên Full time thì sẽ được chấm công vào đầu hoặc cuối ca làm việc của mình. Thông thường các doanh nghiệp đều quy định chấm công 2 lần. Nghĩa là trước khi đến làm đầu giờ sáng cần chấm công và sau khi ra về cuối giờ chiều cũng phải chấm công. Có như vậy nhân viên mới đúng thời gian làm việc tại công ty.

Trường hợp nhân viên chấm công sau thời gian bắt đầu làm việc và trước khi ra về thì sẽ được tính là đi muộn về sớm. Mức vi phạm này nhân viên sẽ bị xử phạt theo quy định riêng của mỗi doanh nghiệp.
Có nhiều trường hợp các công ty, doanh nghiệp áp dụng chấp công 4 lần nghĩa là 2 lần ca làm việc buổi sáng và 2 lần ca làm việc buổi chiều. Nhân viên cũng phải thực hiện theo và nếu làm sai cũng sẽ bị xử phạt. Một số đơn vị cũng nới lỏng thời gian chấm công cho doanh nghiệp có thể đến muộn 5-10 phút. Nếu nhân viên quên chấm công vào đầu hay cuối c thì nhân viên đó không được ghi nhận 1 ngày làm việc.
Đối với nhân viên bán thời gian
Với các nhân viên bán thời gian hay còn gọi là part time thì cần phải đăng ký lịch làm việc trong tuần để các bộ phận quản lý có thể quản lý trực tiếp. Hoặc nhân viên đó sẽ làm việc theo ca mà công ty đó yêu cầu. Với quy định chấm công của các nhân viên bán thời gian cũng tương tự như nhân viên toàn thời gian.
Quy định hình thức chấm công bằng vân tay
Mỗi một nhân viên cũng cần phải nắm rõ những quy định chấm công của công ty mình để tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Thông thường các công ty sẽ có những quy định chấm công riêng nhưng cũng sẽ có những quy định chung như sau:

- Đầu tiên, nhân viên cùng phải phối hợp với đội kỹ thuật để có thể lấy vân tay và thực hiện chấm công hàng ngày.
- Mọi nhân viên đến công ty phải thực hiện chấm công bằng vân tay nếu không chấm vân tay với bất cứ lý do gì thì sẽ không được chấp nhận.
- Trường hợp không đi làm vì lý do nào đó thì cần phải báo cáo lại cho nhân sự để được xét duyệt nghỉ.
- Theo quy định chấm công của nhiều công ty cho phép nhân viên đó 1 tháng được phép đi muộn 1-2 lần với lý do chính đáng.
- Nếu chấm vân tay bị lỗi thì cần phải báo cáo lại cho nhân sự để được xử lý kịp thời.
- Trong thời gian làm việc nếu cần ra ngoài thì phải báo cho bộ phận có trách nhiệm để họ xử lý để tránh tình trạng bỏ trốn việc công ty.
- Mọi trường hợp gian lận trong chấm công đều không được chấp nhận.
Cách tính lương theo quy định chấm công vân tay
Để tính lương cho nhân viên thì mỗi cuối tháng nhân viên kế toán sẽ có trách nhiệm lấy dữ liệu từ máy chấm công để làm bảng lương cho nhân viên. Mỗi công ty sẽ có các hạng mục thưởng chuyên cần cho những nhân viên chăm chỉ và xử phạt đối với những nhân viên đi muộn về sớm. Mức phạt sẽ là khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp.
Trên đó là những quy định chấm công phổ biến và quen thuộc được áp dụng hiện nay cho các công ty và doanh nghiệp. Mọi người cần nắm rõ những quy định như trên để biết cách chấm công cho phù hợp nhất để đảm bảo quyền lợi của mình khi chấm công.
Xem thêm: