Những kỹ năng trong giáo trình huấn luyện sơ cấp cứu

Cách xử lý những vết thương chảy máu nhiều

Trong cuộc sống hiện nay của chúng ta thường rình rập rất nhiều các nguy hiểm. Chính vì vậy việc nắm bắt được các kỹ năng sơ cấp cứu các tai nạn sẽ giúp con người luôn tránh được nguy hiểm. Vậy? Những kỹ năng có trong giáo trình huấn luyện sơ cấp cứu là gì? Hãy cùng Bảo Vệ Việt Hoàng chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Xử lý các vết thương có trong giáo trình huấn luyện sơ cấp cứu

Giáo trình huấn luyện sơ cấp cứu giúp xử lý các vết thương 
Giáo trình huấn luyện sơ cấp cứu giúp xử lý các vết thương

Kỹ năng đầu tiên có trong giáo trình huấn luyện sơ cấp cứu phải kể đến đó là xử lý các vết thương. Tùy từng mức độ vết thương mà có những cách xử lý khác nhau cụ thể như sau:

Đối với vết thương trầy xước nhẹ

Đối với những vết thương nhẹ nhàng như ngã bị trầy xước hay đứt tay thì cần phải tiến hành rửa sạch dưới vòi nước để các chất bẩn ra ngoài và giúp pha loãng vi khuẩn. Trường hợp các vết thương bị dính bùn đất hay cát thì cần phải sử dụng oxy già để có thể rửa các vết thương. Sau đó, lau sạch lại bằng nước xà phòng sử dụng bông thấm làm sạch vết thương là được.

Xử lý những vết thương chảy nhiều máu

Cách xử lý những vết thương chảy máu nhiều
Cách xử lý những vết thương chảy máu nhiều

Với những vết thương sâu, chảy nhiều máu thì tùy từng vị trí mà có cách xử lý khác nhau. Cụ thể như:

  • Vết cắt sâu ở  tay: Lúc này hãy dùng tay không bị thương bóp chặt lên vết thương để  ngăn chảy máu. Tiếp tục, dùng gạc và vải sạch che đi vết thương. Sử dụng băng thun quấn vết thương để tạo ra áp lực cầm máu. Trường hợp máu thấm qua cả lớp băng không gỡ bỏ chúng ra mà tiếp tục dùng thêm băng gạc khác để áp lên phía trên.
  • Nếu vết cắt cực sâu chảy máu ồ ạt lúc này cần gọi xe cấp cứu hoặc cần sự trợ giúp của người khác. Tuy nhiên, trong khi đợi xe cấp cứu thì cần nhớ lấy những di vật ở vết thương nông còn dị vật sâu không nên lấy. Cầm máu bằng cách sử dụng băng ép trực tiếp lên vết thương. Để nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái, đầu thấp. Dùng băng cuộn để cầm máu và kiểm tra đường thở của nạn nhân và chờ đợi xe cấp cứu đến xử lý.

Xử lý vết cắt sâu ở cổ

Đối với những vết cắt sâu ở cổ thì hãy dùng tay đè chặt vết thương để tạo ra áp lực cầm máu. Tiếp đến dùng băng thun quấn chéo qua cổ và nách cầm máu và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Cấp cứu người bị đuối nước

Trong giáo trình huấn luyện sơ cấp cứu thì cũng có những trường hợp xử lý người bị đuối nước. Khi thấy có người bị đuối nước việc đầu tiên bạn cần làm là hãy đưa cho nạn nhân vật gì đó để bám và nổi lên được như phao, can nhựa đóng kín hay thân chuối.

Cách cấp cứu người bị đuối nước
Cách cấp cứu người bị đuối nước

Trường hợp bạn không biết bơi để cứu người đuối nước hãy hô tô để nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh. Nếu không có ai trợ giúp thì bạn hãy đứng thật vững và dùng gậy, dây thừng để ném cho người đó kéo họ vào. Nên lưu ý đứng thật vững để không bị kéo ngược xuống nước. 

Khi nạp nhân được đưa lên bờ thì phải kiểm tra ngay phản ứng và hơi thở của nạn nhân ra sao. Nếu nạn nhân còn thở được thì nên để nạn nhân nằm nghiêng về 1 bên. Trường hợp nạn nhân không thể thở được thì cần phải gọi cấp cứu 115 và thêm người trợ giúp thực hiện ngay việc hồi sinh tim phổi.

Hướng dẫn cấp cứu người hóc dị vật

Cách cấp cứu người bị hóc dị vật
Cách cấp cứu người bị hóc dị vật

Đối với trẻ em thì tình trạng hóc dị vật ngày càng diễn ra phổ biến. Khi hóc dị vật thì sẽ bị tắc nghẽn đường thở. Nếu bị tắc đường thở không hoàn toàn thì nạn nhân sẽ có các triệu chứng như ho, cố ho và cố khạc nhổ để tống dị vật ra ngoài. Trường hợp tắc nghẽn đường thở hoàn toàn thì nạn nhân sẽ không nói được tay ôm cổ và luôn trong tình trạng khó thở, mắt trợn ngược và rất hoảng hốt. Trong tình trạng này cần phải thực hiện cấp cứu như sau:

  • Đối với trường hợp nạn nhân có thể tự ho được thì hãy khuyến khích nạn nhân ho thêm nhiều lần để đẩy dị vật ra bên ngoài. Khi nạn nhân đang ho thì không được đập vào lưng họ.
  • Nếu nạn nhân không thể ho được thì tùy từng đối tượng mà có các xử lý khác nhau. Nếu là trẻ sơ sinh thì chỉ cần dùng tay đỡ cổ, đặt trẻ nằm sấp trên gối đầu hơi chúc xuống. Hãy dùng lòng bàn tay vỗ với sức vừa phải vào vùng xương giữa 2 bả vai và vỗ dưới hướng lên gáy. Tiếp tục dùng 2 ngón tay ấn 5 cái vào  giữa ngực của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu ho hãy để trẻ tự ho. 
  • Nếu nạn nhân là người lớn thì đặt nằm nghiêng phía trước dùng lòng bàn tay vỗ 5 cái thật dứt khoát vào vùng xương giữa 2 bả vai hướng lên gáy. Tiếp tục dùng lòng bàn tay ấn 5 lần vào giữa ngực của nạn nhân. Trong quá trình này nếu nạn nhân họ thì hãy dừng lại để họ tự ho.

Trên đó là những kỹ thuật trong giáo trình huấn luyện sơ cấp cứu. Hy vọng đem đến cho mọi người những thông tin hữu ích. Ngoài những giáo trình huấn luyện nêu trên thì còn rất nhiều những kỹ năng khác nhau. Mọi người có thể tham khảo và trau dồi cho mình những kinh nghiệm hữu ích nhất.

Xem thêm: 

Leave a Reply

Your email address will not be published.